Hướng nội, hướng ngoại là gì?

Thỉnh thoảng trong cuộc sống bạn thường nghe nói người này hướng ngoại, người kia hướng nội. Vậy hướng nội, hướng ngoại là gì? Bạn thuộc tuýp nào? Hướng nội, hướng ngoại liên quan gì đến hướng nghiệp?

Hướng nội là gì

Hướng nội là một đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi sự tập trung vào cảm giác bên trong hơn là các nguồn kích thích bên ngoài. Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), những người hướng nội có xu hướng sống thiên về nội tâm, suy nghĩ và cảm xúc. Họ thường trầm lặng, dè dặt, ít nói và thích làm việc một mình.

Hướng ngoại là gì?

Hướng ngoại là một đặc điểm tính cách với đặc trưng con người thích thể hiện và tương tác xã hội. Một người có điểm hướng ngoại cao sẽ thích tận hưởng với những người chung quanh, tham gia hoạt động xã hội và tràn đầy năng lượng.

Người hướng nội và hướng ngoại khác nhau thế nào?

Hướng nội/Hướng ngoại là hai trong số 8 yếu tố mà nhà tâm lý học Carl Jung đã đưa ra trong học thuyết nổi tiếng của mình về phân loại tính cách.

Rất hiếm khi có người 100% hướng nội hoặc 100% hướng ngoại, nếu có thì người đó chỉ có thể là bị mất trí. Nói theo cách khác, từ “Hướng nội”, “Hướng ngoại” ở đây cần được hiểu giống như 2 thái cực trên thang đo tính cách. Và phần lớn mọi người sẽ nằm trong khoảng giữa thang đo, với tính cách có “xu hướng” nghiêng nhiều hơn về một bên so với bên còn lại.

lý thuyết của Carl Jung – bác sĩ tâm lý Thụy Sĩ Carl Jung

Sự khác biệt của 2 xu hướng này lại nằm ở cách mà họ tái tạo/nạp năng lượng.

  • Người có xu hướng hướng nội lấy lại năng lượng của mình bằng việc dành thời gian riêng tư cho bản thân. Họ thường bị mất năng lượng khi ở môi trường phải tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài, đặc biệt là trong những đám đông.
  • Người có xu hướng hướng ngoại, ngược lại, tái tạo năng lượng thông qua việc giao tiếp với người khác. Những người này thực sự bị tụt năng lượng khi phải ở một mình quá nhiều.

Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?

Hiện nay có nhiều công cụ trắc nghiệm để bạn tham khảo, tự đánh giá xem thử bản thâm thuộc tuýp người nào, hướng ngoại hay nội.

Trên thực tế, mỗi loại tính cách cũng có một vài đặc điểm dễ nhận biết. Vì thế bạn cũng có thể ‘đối chiếu” để nhận ra mình với những dấu hiệu sau.

Đặc điểm của người sống hướng nội là gì

  • Có xu hướng độc thoại nội tâm
  • Thích dành nhiều thời gian ở một mình và tự do làm những điều mình muốn. 
  • Thường cảm thấy cô độc trong một đám đông, nếu không có “cạ cứng”  sẽ cảm thấy lạc lõng.
  • Không mong muốn trở thành trung tâm của sự chú ý
  • Không thích gọi điện, thay vì gọi điện, sẽ lựa chọn nhắn tin hoặc gửi email
  • Khá nhạy cảm. Bạn có thể nhận ra những sự thay đổi, những chi tiết nhỏ mà người khác thường bỏ lỡ.
  • Là một người biết lắng nghe
  • Có rất ít bạn nhưng họ đều là những người bạn “đích thực”.
  • Có xu hướng quan sát, tìm hiểu thông tin và suy nghĩ trước khi nói.

Đặc điểm dễ nhận biết của người hướng ngoại

  • Giàu năng lượng, người hướng ngoại thường vui vẻ, năng động và nhiệt tình.
  • Thích trò chuyện, thường có nhiều bạn và thường xuyên gặp gỡ bạn bè
  • Mỗi khi gặp vấn đề, thường thích thảo luận
  • Tự tin, thân thiện và dễ tiếp cận, rất cởi mở
  •  Thẳng thắn, đôi khi bốc đồng
  •  Mạnh dạn, thích lãnh đạo

Hướng nội hay hướng ngoại tốt hơn?

Hiện vẫn có quan niệm sai lầm  cho rằng hướng ngoại tốt hơn hướng nội,  thậm chí hình thành nên những định kiến ​​về người hướng nội như “cô độc” hoặc “lạc lối”.

Nhiều tổ chức vẫn ủng hộ việc quảng bá bản thân, hoạt náo và thu hút sự chú ý, điều này đồng nghĩa rằng người hướng nội có ít cơ hội thăng tiến hơn so với những người hướng ngoại

Tuy nhiên thực tế, đặc điểm tính cách nào cũng có những mặt mặt, mặt yếu của nó. Nếu biết khai thác những thế mạnh tự nhiên, người hướng nội cũng có thể trở thành người có tầm ảnh hưởng dựa trên ưu điểm trầm tĩnh của mình. Nhiều người hướng nội thành đạt nhờ công thức “chẳng gây ồn ào mà vẫn tạo ra những tác động mạnh mẽ”. 

Tác giả cuốn sách “Sức mạnh của sự trầm lắng” khẳng định: “Bạn sẽ trở thành một người có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn khi bạn ngừng bắt chước người hướng ngoại và thay vào đó, bạn biết tận dụng tối đa những ưu thế hướng nội bẩm sinh của mình”.

 Trong khi đó, mặc dù dễ hòa nhập xã hội, nhưng người hướng ngoại nếu không khéo kiểm soát cảm xúc, cũng rất dễ bốc đồng.

Hướng nội, hướng ngoại liên quan gì đến hướng nghiệp?

Trong cuộc sống, không ít người đã gặp những vấn đề trong công việc, khiến họ không hạnh phúc, mà nguyên nhân gốc rễ, liên quan đến tính cách.

 Một người hướng nội sẽ cảm thấy mệt mỏi khi hàng ngày phải gọi điện thoại, gặp gỡ khách hàng, nói chuyện và giới thiệu sản phẩm để bán hàng. Tương tự, một người hướng ngoại thích bay nhảy, khám phá, đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người sẽ cảm thấy rất bí bách khi cả ngày phải ngồi làm việc một chỗ, trong văn phòng từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều.

Như vậy, đặc điểm tính cách có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thích ứng, phát triển và mức độ hạnh phúc với nghề nghiệp của từng cá nhân.  Vì thế, đểtìm kiếm nghề nghiệp phù hợp với tính cách, các chuyên gia tư vấn luôn khuyên người trẻ cần phải hiểu rõ tính cách, sở thích của bản thân mình.

Hiện nay có nhiều công cụ trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm hướng nghiệp giúp bạn trẻ tham khảo, nhận diện những ngành nghề phù hợp với tính cách từng người. Các thang đo phân loại tính cách đã ra đời để phục vụ cho mục đích trên như: Big Five, MBTI, DISC…. 

Trong bài viết này, người viết chỉ giới thiệu một số ngành nghề tương thích với tính cách hướng nội, hướng ngoại.

Những nghề nghiệp phù hợp với người hướng nội

Người hướng nội thường bị thu hút bởi những công việc liên quan đến sự độc lập và không tham gia nhiều vào xã hội với những người khác. Những công việc phù hợp với tính cách này có thể kể:

  • Biên tập viên, biên dịch
  • Kế toán, kiểm toán
  • Nhân viên thẩm định, quản lú rủi ro
  • Lập trình máy tính
  • Thiết kế đồ họa
  • Công việc nghiên cứu
  • Nhân viên nhập liệu
  • Thủ thư
  • Kiến trúc sư
  • Luật sư
  • Copywriter…

Những nghề nghiệp phù hợp với người hướng ngoại

Người hướng ngoại có xu hướng thích giao lưu, thích đám đông và năng động, có tính quyết đoán tốt, thích  sự chuyển động, trò chuyện để tạo nên cảm hứng cho bản thân và truyền cảm hứng cho người xung quanh. Vì thế họ rất hợp với các nhóm công việc như:

  • Nhân viên bán hàng
  • Nhân viên nhân sự
  • Chuyên viên tài chính
  • Quản lý giáo dục
  • Diễn viên
  • Chuyên viên quan hệ công chúng, sự kiện
  • Chuyên viên vật lý trị liệu, tâm lý
  • Phóng viên, MC
  • Giáo viên
  • Tiếp viên
  • Huấn luyện viên
  • Y bác sĩ
  • Nhân viên môi giới
  • Hướng dẫn viên du lịch…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *