Nhóm tính cách INTJ – Điểm mạnh & Điểm yếu

Điểm mạnh của INTJ

  • Lí trí – Bạn tự hào với trí thông minh của mình. Đối với bạn, gần như bất kỳ thử thách nào cũng có thể trở thành cơ hội để mở mang kiến ​​thức và trau dồi kỹ năng. Nhờ tư duy này, bạn có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề khó khăn nhất.     
  • Hiểu biết sâu sắc – Thay vì linh cảm hoặc giả định nửa vời, bạn đưa ra kết luận dựa trên nghiên cứu và phân tích. Bạn tự tin bảo vệ ý kiến của mình trong các cuộc tranh luận.
  • Độc lập – Sáng tạo và năng động, bạn luôn cố gắng làm mọi việc theo cách riêng của mình.
  • Quyết tâm – Bạn có tham vọng và định hướng mục tiêu rõ ràng. Bạn sẽ cống hiến hết mình cho ý tưởng của mình và theo đuổi nó tới cùng. Bạn thường có tầm nhìn rõ ràng về ý nghĩa của việc thành công, và ít điều gì có thể ngăn cản được sự thành công của bạn.
  • Tò mò – Bạn luôn sẵn sàng đón nhận với những ý tưởng mới – miễn là những ý tưởng đó hợp lý và có bằng chứng cụ thể. Về bản chất, bạn đặc biệt bị thu hút bởi những quan điểm khác thường hoặc trái ngược. Bạn thậm chí sẵn sàng thay đổi ý kiến ​​của riêng mình khi sự thật chứng minh họ sai.     
  • Đa tài – Bạn thích tham gia vào tất cả các loại thử thách. Sự tò mò và quyết tâm giúp bạn thành công trong nhiều lĩnh vực.

Điểm yếu của INTJ

  • Kiêu ngạo – Bạn có hiểu biết rộng, nhưng không phải lúc nào bạn cũng đúng. Sự tự tin quá mức có thể khiến bạn bỏ qua những ý kiến ​​đóng góp hữu ích từ người khác – đặc biệt là những người kém thông minh hơn bạn. Bạn có thể cố chấp trong việc cố gắng chứng minh người khác sai.     
  • Không quan tâm đến cảm xúc – Đối với bạn, sự hợp lý là trên hết. Nhưng bạn cần biết rằng, những vấn đề liên quan đến cảm xúc có thể ảnh hưởng rất lớn. Bạn có thể mất kiên nhẫn với bất kỳ ai coi trọng cảm xúc hơn sự thật. Thật không may, nếu bỏ qua mọi yếu tố cảm xúc khi quyết định thì phán đoán của bạn có thể sai lầm.
  • Hay chỉ trích quá mức – Bạn có khả năng kiểm soát bản thân tốt, đặc biệt là khi nói đến suy nghĩ và cảm xúc. Khi người khác thể hiện quá nhiều cảm xúc mà bạn cho rằng là không phù hợp, bạn có thể trở nên gay gắt và hay chỉ trích. Bạn dựa trên các tiêu chuẩn độc đoán hơn là sự hiểu biết đầy đủ về bản chất con người để đưa ra đánh giá.    
  • Hiếu chiến – Bạn không thích việc làm theo bất cứ điều gì mà không hiểu tại sao. Cho bên bạn có thể bị cuốn vào các cuộc tranh cãi về các quy tắc và luật lệ vô ích – điều này có thể khiến bạn xao nhãng những việc quan trọng hơn. 
  • Không lãng mạn – Sự lí trí có thể khiến bạn gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, bạn có thể phải vật lộn để hiểu chuyện gì đang xảy ra và cách cư xử đúng mực. Và nếu một mối quan hệ tan vỡ mà bạn không rõ nguyên nhân, bạn có thể trở nên hoài nghi về tình yêu.

Bạn chưa biết làm gì?

Làm bài test tại đây!