Nhóm tính cách INTJ – Sự nghiệp
Kiến trúc sư (INTJ) thường nổi bật trong xã hội với kĩ năng và kiến thức chuyên môn của mình. Nhưng kiểu tính cách của bạn sẽ không thật sự phù hợp với bất kỳ nghề nghiệp nào. Bạn mong muốn giải quyết những thử thách có ý nghĩa và tìm ra giải pháp tốt cho những vấn đề quan trọng, chứ không chỉ mày mò với những con số trong bảng tính.
Bạn muốn tự do phát huy điểm mạnh của mình. Rất ít ai có khả năng biến các nguyên tắc phức tạp thành các chiến lược rõ ràng và khả thi. Bạn biết mình phải cống hiến bao nhiêu trong sự nghiệp của mình – và đối với bạn, bất kỳ công việc nào không phát huy được kỹ năng và kiến thức đều là sự lãng phí.
Sự nghiệp buổi đầu của bạn
Những ngày đầu trong sự nghiệp, bạn phải giải quyết những công việc đơn giản – điều này bạn cho là nhàm chán. Bởi vì bạn luôn có nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo nhưng lúc này không thể ứng dụng vào công việc. Bạn không thích những “drama”, tranh đấu tại môi trường làm việc, buông lời nịnh hót, do đó bạn phải chật vật để giành được sự ưu ái từ sếp và đồng nghiệp.
Điều đáng mừng là, theo thời gian, bạn có thể phát huy khả năng của mình cho mọi người thấy được. Mặc kệ những bàn tán, những câu chuyện phiếm nơi công sở, bạn có thể đập tan sự ồn ào và tìm ra nguyên nhân thực sự của một vấn đề – và sau đó khắc phục nó. Năng lực thực sự chính là một lợi thế. Miễn là không xa lánh đồng nghiệp, bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp và thành công.
Bạn cố gắng tìm vị trí của mình
Nhiều người thường yêu thích công việc đòi hỏi sự tương tác và làm việc theo nhóm liên tục, nhưng bạn lại thích những vị trí độc lập. Bằng cách làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ, bạn có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình mà không bị đồng nghiệp quấy nhiễu. Bạn cũng có xu hướng tin tưởng vào chính bản thân mình.
Bạn ít khi tôn trọng bất kỳ ai thăng tiến dựa trên các mối quan hệ hoặc gia đình. Bạn coi trọng sự tháo vát, gan góc, sáng suốt. Bạn cho rằng mọi người nên hoàn thành công việc của mình theo tiêu chuẩn cao nhất có thể.
Bạn thích khám phá những ý tưởng mới. Khi sự nghiệp chín muồi, bạn yêu thích những vị trí nghề nghiệp mang tính chiến lược tổng thể của công ty hoặc tổ chức. Nhiều kiến trúc sư theo đuổi các vị trí có tầm ảnh hưởng thấp nhưng có vai trò quan trọng như quản lý dự án, kỹ sư hệ thống, nhà chiến lược tiếp thị, nhà phân tích hệ thống và nhà chiến lược quân sự.
Bạn cho rằng sự kết hợp giữa các phương pháp tiếp cận thông minh và làm việc chăm chỉ là con đường dẫn đến trở thành nhân viên xuất sắc.
Trên thực tế, bạn có thể xuất sắc trong bất kỳ vai trò nào. Một số nghề nghiệp mang tính xã hội cao, chẳng hạn như bán hàng hoặc nhân sự, có vẻ không phù hợp – nhưng may mắn thay, nhưng bởi tầm nhìn và trí thông minh có thể bù đắp được khuyết điểm của bạn. Bạn có óc sáng tạo và tầm nhìn xa, đóng góp to lớn ở bất kỳ môi trường hơn, và những đặc điểm này chắc chắn sẽ giúp bạn vững vàng nếu khởi nghiệp.
Bạn chưa biết làm gì?
Làm bài test tại đây!