Nhóm tính cách INTP – Điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh của nhà logic học (INTP)

● Phân tích – Bạn phân tích mọi thứ mà bạn tiếp xúc, từ dữ liệu đến hành vi của mọi người xung quanh. Điều này giúp bạn phát hiện ra nhiều sự vật hiện tượng thú vị và các kết nối bất ngờ mà ít có ai phát hiện ra.

● Độc đáo – Nhờ trí tưởng tượng không ngừng, bạn có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo mà hầu hết mọi người sẽ không nghĩ ra. Tất nhiên, không phải tất cả những ý tưởng này đều khả thi, nhưng tư duy vượt giới hạn có thể tạo ra những cải cách đáng chú ý.     

● Tư duy cởi mở – Bạn luôn tò mò và mong muốn mãnh liệt để tìm hiểu mọi thứ có thể. Bạn dễ tiếp thu những ý tưởng và cách làm mới – miễn là những ý tưởng đó được chứng minh bằng lý luận đúng đắn.     

● Tò mò – Đặc điểm này thúc đẩy bạn theo đuổi những sở thích và lĩnh vực nghiên cứu mới. Trong tuần này, bạn có thể bị ám ảnh bởi những video địa lý, vật lý và tuần tiếp theo, bạn có thể chìm đắm trong các video về chế tạo đàn guitar. Khi nguồn cảm hứng mới xuất hiện, bạn sẽ dốc hết sức vào niềm yêu thích này, học mọi thứ mà bạn có thể.     

● Khách quan – Bạn chú trọng đến tính chân thực của sự việc. Bạn muốn hiểu những gì thực sự đang diễn ra ở thế giới bên ngoài. Bạn căm ghét sự thiên vị và thông tin sai lệch – và bạn mong đợi những người khác sẽ thành thật với mình.     

Điểm yếu của nhà logic học (INTP)

● Tách biệt – Bạn có thể bị lạc lối trong dòng suy nghĩ của riêng mình, ngay cả khi đang bên cạnh ai đó. Bạn khó tham gia vào các trò chuyện. Điều này khiến bạn cảm thấy mất kết nối với những người khác, đặc biệt là trong các cuộc tụ họp đông người.     

● Vô cảm – Bạn xem trọng tính hợp lý, xem đây sẽ là chìa khóa dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đôi khi, bạn có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của những giá trị phi lý như tình cảm, lòng trắc ẩn, nghi thức và truyền thống. Kết quả là, bạn có thể vô tình bị đánh giá là thiếu nhạy cảm hoặc không tử tế, mặc dù ý định của bạn nhìn chung là tốt.     

● Không hài lòng – bạn luôn suy nghĩ rằng mọi thứ có thể tốt hơn hiện tại. Bạn thường xuyên tìm kiếm các vấn đề cần giải quyết, các chủ đề mới để học hỏi và những cách mới để tiếp cận mọi thứ. Tư duy này có thể trở nên không thiết thực, ví dụ khi bạn liên tục cố gắng phát minh lại bánh xe thay vì giải quyết các nhu cầu và trách nhiệm của mình ở hiện tại.

● Thiếu kiên nhẫn – Bạn tự hào về vốn kiến ​​thức và thoải mái chia sẻ ý tưởng của mình. Tuy nhiên, khi giải thích cơ sở lý luận, bạn không phải lúc nào cũng kiên nhẫn. Nếu người nghe không chú ý hoặc thờ ơ, bạn sẽ không thiết tha mà giải đáp nữa.

● Cầu toàn – Bạn luôn muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất, nhưng nếu quá cầu toàn thì có khi lại không hoàn thành được việc gì. Đôi khi, việc phân tích quá nhiều các lựa chọn khác nhau dẫn đến việc không thể đưa ra được quyết định. Bạn cũng có thể từ bỏ những dự án không phù hợp với tầm nhìn lý tưởng của mình, ngay cả khi đó là một nhiệm vụ bắt buộc trong công việc của bạn. 

Bạn chưa biết làm gì?

Làm bài test tại đây!